LEAN MANUFACTURING – LIỆU CÓ HOÀN TOÀN LÀ PHÉP MÀU???
Chúng ta đều biết Lean Manufacturing là thuật ngữ miêu tả hệ thống sản xuất tinh gọn được bắt nguồn từ Toyota Production System ở Nhật Bản từ những năm 70, 80. Lean mang lại cho người dùng rất nhiều lợi ích từ việc giảm thiểu tối đa những chi phí không cần thiết, loại bỏ dư thừa trong sản xuất, gia tăng năng suất và đem lại một quy trình có hiệu quả cao. Tuy nhiên hệ thống nào cũng có nhược điểm và liệu Lean Manufacturing có hoàn toàn là màu hồng như chúng ta vẫn thấy?
1./ Vấn đề về chuỗi cung ứng.
Theo lí thuyết của Lean, lượng hàng tồn trong mỗi kho phải ít đến mức tối đa để giảm thiểu sự lưu trữ, muốn như vậy doanh nghiệp sẽ cần lệ thuộc rất nhiều vào nhà cung ứng. Khi một sự cố xảy ra như công nhân đình công, ách tắc giao thông hay môi trường trong các nhà máy sản xuất gặp vấn đề thì toàn bộ hệ thống chuyền sẽ phải dừng lại. Đôi khi, các nhà cung ứng cũng không đồng ý giao hàng với số lượng quá nhỏ và phải tuân theo lịch trình của công ty bạn. Đó sẽ là áp lực rất lớn dẫn đến việc tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận và thậm chí là phải thường xuyên thay đổi nhà cung ứng.
2./ Chi phí vận hành cao nếu thực hiện không đúng cách.
Khi chuyển sang cơ chế hoạt động của Lean đồng nghĩa với việc bạn sẽ cần thay và làm mới toàn bộ thiết bị, hệ thống máy móc ở cơ sở sản xuất. Điều này cũng dẫn theo chi phí đào tạo nhân lực cao và kéo dài, chí phí thuê người quản lí mới và một khoản chi phí không nhỏ khi thiết lập mô hình workcell sẽ là những vấn đề khiến bạn trở thành con nợ dài hạn.
3./ Giới hạn về máy móc, nhân công.
Lean có nghĩa là bạn phải đáp ứng đủ nhu cầu về máy móc và con người. Trong một nhà máy có vận hành Lean, bạn không được phép có thừa dụng cụ, như vậy đến khi một dụng cụ hay máy móc bị hỏng bạn sẽ không có sẵn đồ để thay thế và dẫn đến dây chuyền sản xuất bị dừng lại. Điều nãy sẽ làm lãng phí nhân công, giao trễ hàng.
Hay ngay cả khi khách hàng bất ngờ tăng sản lượng hoặc vì một lí do khách quan nào đó mà nhu cầu sử dụng hàng tăng cao thì bạn sẽ rất khó có lượng nhân công đủ để bù đắp cho sự tăng nhu cầu này.
4./ Thiếu sự đồng thuận của nhân viên.
Sự thay đổi cực lớn khi sử dụng Lean sẽ dẫn đến các vấn đề như nhân viên không thích ứng được với sự thay đổi, thích những thứ đã cũ; nhân viên không thể liên tục kiểm soát chất lượng sản phẩm và những điều này sẽ dẫn đến một dây chuyền sản xuất mất đi tính hiệu quả ban đầu của nó. Những trường hợp này yêu cầu một người quản lí phải thực sự có tài năng và nhanh nhẹn cũng như năng lực thuyết phục để vượt qua khó khăn.
5./ Sự không hài lòng của khách hàng.
Vì vấn đề sản xuất tinh gọn nên khi khách hàng yêu cầu tăng sản phẩm sẽ khiến doanh nghiệp của bạn khó khăn trong việc huy động thêm nhân công cũng như máy móc. Và khi một sự cố xảy ra trong nhà máy dẫn đến việc giao hàng trễ hẹn cũng sẽ trở thành một vấn đề rất to lớn cần giải quyết.
Và Andon System chính là giải pháp cho những nhược điểm của Lean Manufacturing. Bởi lẽ Andon System Hệ thống quản lý trạng thái máy sản xuất sẽ giải quyết vấn đề thời gian khi máy móc bị hỏng, thiếu công nhân hay những lỗi kĩ thuật diễn ra trong nhà máy, những điểm mà khi vận hành Lean mắc phải chúng ta sẽ khó tìm ra hướng giải quyết. Andon cũng giúp cho cơ chế hoạt động sản xuất đươc trở nên trơn tru hơn, hiệu quả hơn.